5 cách giúp mình vượt qua sự chán nản trong công việc
Mục lục

5 cách giúp mình vượt qua sự chán nản trong công việc

Cảm giác chán nản trong công việc là một điều không quá xa lạ với bất kỳ ai. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như công việc nhàm chán, áp lực công việc, không phù hợp với công việc,... Khi rơi vào trạng thái này, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu động lực, thậm chí là muốn bỏ việc. Bản thân mình cũng đã từng có những cảm giác này trong suốt hơn 4 năm đi làm. Vậy mình đã vượt qua những điều này như thế nào?
5 cách giúp mình vượt qua sự chán nản trong công việc

1. Tìm ra nguyên nhân gây chán nản

Việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm đó chính là tìm ra nguyên nhân khiến mình chán nản và không còn hứng thú trong công việc. Chỉ khi biết được nguyên nhân thì chúng ta mới tìm được cách giải quyết để giúp công việc trở nên tốt hơn.

Với bản thân mình, một vài lý do khiến mình chán nản trong công việc có thể kể đến như:

  • Áp lực công việc quá lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
  • Khối lượng công việc quá nhiều
  • Công việc quá nhàm chán, không có thách thức, không có cơ hội phát triển.
  • Công việc không phù hợp với năng lực của bản thân.
  • Không hợp, không cùng tần số làm việc cấp trên hay chính đồng nghiệp của mình.

Sau khi tìm ra được nguyên nhân gây chán nản thì mình sẽ từ từ note ra các vấn đề này, ghi lại ảnh yếu tố này ảnh hưởng tích cực, tiêu cực như thế nào đến bản thân mình.

Ví dụ nếu lý do khiến mình chán nản trong công việc là do áp lực công việc, công việc quá nhiều thì mình sẽ ghi ra những ảnh hưởng như sau:

Ảnh hưởng tích cực

  • Công việc áp lực giúp mình có sức bền, mạnh mẽ hơn
  • Giúp mình có thêm nhiều kỹ năng, kiến thức, nâng cao skill bản thân
  • Giúp mình hoàn thiện bản thân, nếu làm tốt sẽ gây ấn tượng tốt cho mọi người

Ảnh hưởng tiêu cực

  • Công việc khiến mình mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Không có thời gian cho bản thân, chất lượng cuộc sống bị suy giảm
  • Lâu dần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thậm chí gây trầm cảm.
chan nan trong cong viec 1

Sau khi đã note ra những ảnh hưởng này mình sẽ ngồi lại và so sánh xem “cái được, cái mất” ở đây là gì và tìm hướng giải quyết. Cách đơn giản nhất là trao đổi với cấp trên của bạn để xem xét lại công việc, giảm bớt công việc hoặc tuyển thêm người về làm cùng. Nếu không được duyệt thì cách đơn giản nhất là xin tạm nghỉ không lương từ 1 tuần đến 1 tháng để nạp lại năng lượng, lấy lại tinh thần làm việc.

2. Làm việc tại quán cafe

Làm công việc liên quan đến Marketing, cụ thể là Content nên cảm hứng làm việc đối với mình rất quan trọng. Có những ngày, ở trong văn phòng với 4 bức tường không giúp mình có cảm hứng làm việc, viết content nào cũng thấy không hay, không idea nào sáng tạo, thu hút. 

Lúc này, mình nghĩ quán cafe sẽ là sự lựa chọn tốt cho chúng ta. Quán cafe hiện tại được decor theo nhiều phong cách khác nhau, phù hợp với nhu cầu của mỗi người nên bạn có thể tham khảo và đến quán mình yêu thích để làm việc. Làm việc tại quán cafe nó khác rất nhiều so với làm việc ở văn phòng bởi không gian, kèm cốc đồ uống, mùi cafe thơm thơm, đôi khi cũng có nhiều bạn ngồi chạy deadline như mình sẽ giúp bạn có động lực làm việc hơn.

Và biết đâu đó, ở quán cafe có thể giúp bạn có nhiều ý tưởng hay ho, hấp dẫn mà có lẽ ở văn phòng bạn chưa từng nghĩ đến.

3. Đưa ra mục tiêu cho công việc

Làm việc mà không có mục tiêu sẽ khiến bạn vô cùng chán nản, không có định hướng. Việc thiết lập mục tiêu cho công việc là rất quan trọng, đặc biệt là với những ai làm Marketing như mình. 

Lấy ví dụ đơn giản: Mình làm 1 fanpage, nếu như mình không có mục tiêu rõ ràng về lượng tiếp cận, lượt tương tác page, lượt like page,… thì mình sẽ không biết làm gì tiếp theo. Mình sẽ chỉ làm mà không biết hiệu quả ra sao, các content của mình có tốt không…. Làm mãi như thế sẽ khiến mình rất chán nản và không còn muốn tiếp tục.

Tuy nhiên, khi mình có mục tiêu rõ ràng, dù đó là mục tiêu lớn hay nhỏ thì bạn sẽ có động lực làm việc hơn. Khi đạt được các mục tiêu đó bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn, và đó lại chính là động lực để bạn tiếp tục tiến tới những mục tiêu xa hơn nữa trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Vậy nên nếu như bạn đang chán nản với công việc, hãy xem lại và xác định rõ mục tiêu của mình trong công việc nhé.

4. Đừng quên dành thời gian cho những sở thích cá nhân

Những sở thích cá nhân có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, loại bỏ sự chán nản để có năng lượng mới cho công việc. Bạn có thể xin nghỉ phép 1 ngày để làm những gì mình thích như: Xem phim, vẽ tranh, thưởng lãm nghệ thuật, đi chơi bowling, các hoạt động chạy bộ, vui chơi ngoài trời… Nếu có điều kiện thì bạn có thể nghỉ 3 – 4 ngày để đi du lịch, đi đến một nơi xa. Bản thân mình thì Đà Lạt là nơi mình luôn nghĩ đến mỗi khi chán nản vì đây là nơi có thời tiết, không khí quá là hợp với mình.

Làm việc là quan trọng nhưng bạn cũng đừng quên dành thời gian để bản thân được nghỉ ngơi. Khi chúng ta được tiếp thêm đủ năng lượng thì công việc cũng sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn, thậm chí còn năng suất và tốt hơn gấp nhiều lần.

chan nan trong cong viec 2

5. Thay đổi môi trường làm việc

Nếu như những cách trên không giúp bạn vượt qua sự chán nản trong công việc, hãy thử nghĩ đến việc thay đổi môi trường làm việc bằng cách nghỉ việc. Hãy thử tưởng tượng bạn làm trong một công ty mà bạn không có hứng làm việc, 1 tháng, 2 tháng, rồi 3 tháng…. và không có kết quả nào đạt được thì sẽ như thế nào? Nó không chỉ ảnh hưởng đến công ty, đội nhóm mà còn ảnh hưởng đến chính bản thân các bạn, giúp bạn bị trì trệ, làm việc như 1 cái máy.

Vậy nên ngay khi mình nhận thấy sự chán nản lên cao, mình không còn cố gắng, không muốn cố gắng… thì mình sẽ chuẩn bị để kết thúc công việc, tìm một môi trường mới thử thách hơn. Khi chuyển việc bạn hãy nhớ rằng không có công ty nào hoàn hảo cả, hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những vấn đề từ công ty mới như: đồng nghiệp, sếp, công việc, môi trường…. 

Đây là 5 cách mình áp dụng khi gặp sự chán nản trong công việc, các bạn đã bao giờ thử áp dụng những cách này chưa? Hãy comment những điều bạn đã làm để vượt qua sự chán nản trong công việc để mình được biết nhé!

share
Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận thông báo bài viết mới hàng tháng tự động qua email

Bài viết liên quan
Học quản trị kinh doanh là vô dụng?

Nhiều người cho rằng học quản trị kinh doanh sẽ làm sếp và ngành chỉ dành cho những ai con nhà giàu có điều kiện