Review sách Người Đua Diều: Có những lỗi lầm ta phải dành cả đời để sửa chữa
Mục lục

Review sách Người Đua Diều: Có những lỗi lầm ta phải dành cả đời để sửa chữa

Người đua diều là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn người Mỹ gốc Afghanistan - Khaled Hosseini. Cuốn sách đã cho người đọc nhìn thấy 1 Afghanistan huy hoàng rực rỡ trong quá khứ, 1 đất nước loạn lạc ở tương lai. Hơn hết, cuốn sách cũng để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc, nhiều suy nghĩ về tình bạn, tình cha con và tình yêu với quê hương, đất nước.

Người đua diều là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn người Mỹ gốc Afghanistan – Khaled Hosseini. Cuốn sách đã cho người đọc nhìn thấy 1 Afghanistan huy hoàng rực rỡ trong quá khứ, 1 đất nước loạn lạc ở tương lai. Hơn hết, cuốn sách cũng để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc, nhiều suy nghĩ về tình bạn, tình cha con và tình yêu với quê hương, đất nước.

Mình đã biết cuốn sách Người đua diều từ 4 – 5 năm về trước nhờ câu nói nổi tiếng “Vì cậu, cả ngàn lần rồi.” Tuy nhiên mình cũng không có ý định mua, cũng không hiểu vì sao, chỉ là cảm xúc tự nhiên không thấy có hứng thú với cuốn sách này. 

Năm 2021, có một sự kiện chính trị vô cùng nổi bật trên toàn thế giới đó là quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan và Taliban trở lại nắm quyền. Lúc này, trên mạng xã hội, diễn đàn người đọc sách có chia sẻ rất nhiều về các tác phẩm của Khaled Hosseini, bởi nó là những cuốn sách có thể phản ảnh chính xác nhất hiện thực đất nước này và những tội ác mà Taliban gây ra cho phụ nữ, trẻ em nơi đây.

Mình khá tò mò và quyết định đặt mua 2 cuốn sách của Khaled Hosseini là Người đua diều và Và rồi núi vọng. 2 quyển sách được xuất bản bởi Nhã Nam, mang đến cho người đọc những cái nhìn chính xác nhất về Afghanistan, một đất đã từng huy hoàng là thế, nhưng hàng chục năm qua, vẫn chưa bao giờ thoát khỏi chiến tranh. Bên cạnh đó, câu chuyện còn là tình cảm gia đình, tình bạn, sự phản bội cùng những dối trá kéo trong suốt hàng chục năm cuộc đời.

Vì sao lại là Người đua diều?

Nhân vật chính của câu chuyện là Amir và Hassan. Amir là được sinh ra trong một gia đình giàu có, quyền lực ở thủ đô Kabul, trong khi Hassan lại là con của người ở. Tuy nhiên, điều ấy không hề khiến giữa 2 người có khoảng cách. Cả 2 đứa trẻ cùng uống chung một bầu sữa vì mẹ Amir đã qua đời ngay sau khi sinh cậu, còn mẹ Hassan cũng bỏ cậu mà đi ngay sau khi cậu ra đời. Hơn nữa, 2 đứa trẻ ấy vui chơi cùng nhau, lớn lên cùng nhau và trò chuyện cùng nhau mỗi ngày. Cha của Amir – còn được gọi với cái tên thân mật là Baba cũng vô cùng yêu thương Hassan – tình yêu ấy đôi khi khiến Amir khó chịu, bực bội và cũng chính điều ấy gây ra hàng loạt bi kịch sau này.

Xem thêm: Review sách Cây cam ngọt của tôi: Những nỗi buồn bên trong đôi mắt trẻ thơ

nguoi dua dieu 1

Tại Afghanistan, có một cuộc thi dành cho tất cả những người trong khu phố. Đó là họ sẽ thả diều, chiếc diều nào còn lại cuối cùng trên bầu trời sẽ chiến thắng. Trong trận chiến cuối cùng, Amir và Hassan đã dành chiến thắng, nhưng chiến thắng ấy cũng đã chia cắt Amir và Hassan mãi mãi. Chiến thắng ấy đã khiến cả 2 người họ không bao giờ gặp lại nhau nữa.

Có thể nói, cánh diều là tuổi thơ của đôi bạn, nhưng cánh diều cũng là nỗi đau mà có lẽ Amir muốn quên đi. Chính vì sự ích kỷ của bản thân, chỉ vì muốn thể hiện bản thân đôi mà cậu đã đánh mất đi người bạn thân nhất của cuộc đời mình. Và đến sau này, khi đang ở nước Mỹ xa xôi, cậu cũng không thể nào quên đi được nó. Cuối cùng, cậu phải dành cả cuộc đời mình để trả giá cho những lỗi lầm mà mình gây ra, đồng thời, suốt quãng đời còn lại, cậu phải học cách yêu Hassan thêm một lần nữa.

Cảm nhận về các nhân vật trong Người đua diều

Toàn bộ câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật Tôi – cũng chính là Amir. Vậy nên người đọc chỉ có thể biết về tính cách của các nhân vật thông qua lời kể, lời miêu tả của Amir.

Amir theo như cách kể chuyện của tác giả là một người sinh ra đình giàu ở Kabul cùng một người cha quyền lực, được người dân trong vùng yêu quý. Amir có đôi phần nông nổi, ích kỷ và chỉ nghĩ đến bản thân mình. Người đọc cứ tưởng rằng, Amir và Hassan là đôi bạn thân, cả 2 sẽ cùng lớn lên và có một tuổi thơ đẹp đẽ. Tuy nhiên, Amir đã phản bội lại cậu, khiến cả 2 phải xa nhau và không bao giờ có cơ hội gặp lại. 

Với mình, Amir là một người ích kỷ, cậu chỉ muốn lấy được tình yêu của cha mà không hề nghĩ đến người khác. Hơn nữa, cậu cũng là kẻ nhút nhát khi không dám đối diện với sự thật. Cậu cũng chính là kẻ gián tiếp gây ra sự chia ly, vĩnh biệt của tất cả mọi người. Tuy nhiên, có lẽ chính vì những nông nổi trong quá khứ ấy, mà đến cuối câu chuyện, tác giả đã không để vợ chồng Amir có con, thậm chí, cậu phải chịu nhiều đau đớn, khổ cực để lấy lại thứ duy nhất thuộc về Hassan trên cõi đời này.

Về nhân vật Hassan, tác giả miêu tả cậu là người Hazara – đây là chủng tộc bị kỳ thị nhất ở Afghanistan. Chính vì thế, cậu bị nhiều đứa trẻ đồng trang lứa kỳ thị, trêu trọc. Cậu cũng không được đi học, không biết chữ và đôi khi cũng trở thành trò đùa của chính Amir. Thế nhưng cậu vẫn dành hết tình yêu thương cho Amir, cậu xem Amir là người bạn duy nhất của mình. Cậu thậm chí chịu đựng nhiều khổ đau để bảo vệ Amir và gia đình ấy. Câu nói “Vì cậu, cả ngàn lần rồi” chính là điều mà Hassan nói với Amir. Cậu đã quên cả bản thân mình, đánh mất cả chính mình chỉ để mang đến cho người bạn của mình những gì tốt đẹp nhất.

Với bản thân mình, Hassan là nhân vật đáng thương, mẹ cậu bỏ cậu khi mới sinh cậu ra. Sau này cậu có gia đình và được gặp lại mẹ, nhưng tất cả cũng chỉ thoáng trong phút chốc. Niềm vui chưa được bao lâu thì nỗi đau lại ập tới. Cậu vẫn luôn nhớ về Amir dù cả hai đã cách xa ngàn cây số, thậm chí cậu còn gửi thư cho Amir. Nhưng nỗi đau vẫn cứ quẩn quanh bên cuộc đời cậu, dù có cố gắng nhưng cũng không thể thắng nổi những định kiến, sự khốc liệt của chiến tranh và sự mạnh mẽ của tôn giáo. Và đến cuối cùng, ngay cả sự thật lớn nhất về chính mình, cậu cũng không thể biết.

Không thể không nhắc đến nhân vật Baba khi nói về Người đua diều. Ông là một người thành đạt, một nhân vật được người dân ở Kabul kính trọng, được Amir ngưỡng mộ. Ông có thể giúp đỡ tất cả mọi người, ông có những chuẩn mực riêng và ông luôn dạy Amir phải tôn trọng sự thật. Nhưng chính ông lại cướp đi quyền được biết sự thật của Amir và Hassan. 

Baba dành tình yêu thương của mình cho Amir và Hassan là như nhau, nhưng có lẽ tình yêu dành cho Hassan lớn hơn cả. Vì ông nhìn thấy được sự mạnh mẽ, nhìn được chính con người mình từ trong cậu, còn Amir có đôi chút yếu đuối. Amir nhận thấy sự hờ hững của Baba đối với mình nên luôn muốn cố gắng chứng minh bản thân. Và chính điều ấy đã khiến cậu sống mãi trong lỗi lầm. Có thể nói, nếu như không có Baba thì toàn bộ câu chuyện sẽ không thể nào trọn vẹn. Hoặc cũng có thể nói đây chính là nhân vật quan trọng nhất của cuốn sách. Baba cũng như là hiện thân của đất nước Afghanistan – khi ở quê hương, ông có tất cả, từ tiền bạc, danh vọng. Nhưng khi đến Mỹ tị nạn, ông cũng chỉ là một người dân rất đỗi bình thường.

Đừng bỏ lỡ: Review sách Và Rồi Núi Vọng: Khi tình cảm gia đình vượt qua cả đại dương

nguoi dua dieu 2

Hiện thực đất nước Afghanistan

Bên cạnh tình cảm gia đình, tình bạn bè, Người đua diều còn khắc họa rất rõ nét đất nước Afghanistan. Trước khi Nga chiếm đóng, đất nước ấy đã xinh đẹp đến thế, hào hùng đến thế và vẻ vang đến vậy. Thế nhưng sau này, hàng nghìn người dân phải bỏ quê hương để đi tị nạn ở Mỹ, Iran, Pakistan,… Họ phải bỏ đi ngôi nhà của mình, thậm chí rời xa những người thân yêu chỉ vì tham vọng của những nước lớn.

Sau này, Taliban lên nắm quyền và điều hành đất nước, sự đau khổ của người dân còn được miêu tả kinh khủng hơn thế. Với Taliban, phụ nữ dường như không hề có quyền lực nào, họ chỉ như là những bóng ma vật vờ sống ở đất nước ấy, đến mức mà nói to cũng bị coi là lên giọng và bị đánh đập dã man. Phụ nữ có thể bị ném đá cho đến chết chỉ vì một lỗi lầm nhỏ và với Taliban, thì đó chỉ như là một trò mua vui.

Có thể nói, nếu như bạn muốn hiểu thêm về đất nước Afghanistan thì cuốn sách này chắc chắn sẽ thỏa mãn được bạn. Những câu chữ trong cuốn sách này sẽ cho bạn một cái nhìn chân thật nhất, chính xác nhất, điều mà báo đài, tivi không thể nói hết được. Trong Người đua diều, tội ác của Taliban còn được diễn tả một cách man rợ và xấu xa hơn gấp trăm ngàn lần.

Kết luận

Người đua diều là một tác phẩm hay. Cuốn sách không chỉ mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc về gia đình, bạn bè mà còn mang đến một xã hội Afghanistan đầy biến động. Có thể nói, ngòi bút của Khaled Hosseini rất xuất sắc khi viết lên một câu chuyện tưởng chừng như xa lạ nhưng cũng rất gần gũi với tất cả chúng ta.

share
Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận thông báo bài viết mới hàng tháng tự động qua email

Bài viết liên quan